Backup & Khắc Phục Thảm Họa Là Gì? Tại Sao Nó Lại Quan Trọng Với Doanh Nghiệp?

Backup là cách để đảm bảo rằng bạn luôn có một bản sao dữ liệu quan trọng, phòng khi xảy ra sự cố không lường trước. Hãy xem xét số liệu thống kê giúp chúng ta mở rộng tầm mắt sau đây: Theo Gartner, thời gian ngừng hoạt động có thể khiến các doanh nghiệp thường thiệt hại đến 5600 USD mỗi phút. Và thật đáng kinh ngạc, tạp chí tội phạm Cybercrime Magazine báo cáo rằng khoảng 60% doanh nghiệp nhỏ đã phải đóng cửa trong vòng sáu tháng sau khi bị tấn công. Những con số này cho thấy rõ tầm quan trọng của chiến lược backup dữ liệu như một phần của kế hoạch khắc phục thảm họa doanh nghiệp toàn diện. Bằng cách chuẩn bị và thực hiện kế hoạch backup đáng tin cậy, bạn có thể giảm thiểu rủi ro liên quan đến mất dữ liệu và đảm bảo tính liên tục của hoạt động kinh doanh ngay cả trong những hoàn cảnh khó khăn.

giải pháp backup doanh nghiệp và khắc phục thảm họa doanh nghiệp

Tại Việt Nam, vào đầu tháng 06 năm 2023, công ty an ninh mạng quốc gia NCS cũng công bố báo cáo tổng kết với những con số đáng lo ngại. Theo đó, số lượng tấn công an ninh mạng vào các hệ thống của Việt Nam là 5100 vụ. Mặc dù giảm 12% so với năm 2022, tuy nhiên, các vụ tấn công có chủ đích APT vào các cơ sở quan trọng lại tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái. Kết luận cho thấy các CSDL trọng yếu với nhiều data quan trọng và có tầm ảnh hưởng đã trở thành xu hướng của các hacker.

tầm quan trọng của backup và phục hồi dữ liệu doanh nghiệp

Những thách thức của backup dữ liệu là gì?

Silo dữ liệu 

Silo dữ liệu hay “data silo” là một thuật ngữ chỉ một nhóm dữ liệu thô mà một phòng ban hay bộ phận có thể truy cập, nhưng các phòng ban khác thì không. Data Silo xảy ra là do dữ liệu được thu thập bởi những phần mềm kinh doanh riêng lẻ, không kết nối với nhau để tạo thành một hệ sinh thái của công ty.

Các công nghệ mới và ngày càng nhiều hơn được giới thiệu để giải quyết những thách thức mà các tổ chức đang phải đối mặt. Đa công nghệ khiến dữ liệu và khối lượng công việc bị phân mảnh trên các nền tảng, ứng dụng kinh doanh và kế toán, các Cloud kết hợp và phân tán. Chính vì thế, silo data gần như xuất hiện ở mọi doanh nghiệp. Việc backup những dữ liệu này trong khi duy trì quản trị dữ liệu và tuân thủ quy đinh là một thách thức.

Bản backup bị hỏng hoặc bị thiếu

Bản sao lưu bị hỏng là một thách thức khác. Backup dữ liệu không chỉ là việc tạo ra một bản sao lưu. Đó là việc đảm bảo rằng dữ liệu có thể được khôi phục một cách hiệu quả trong trường hợp mất mát hoặc sự cố hư hỏng. Đặt trường hợp bạn cần khôi phục data của mình nhưng lại phát hiện bản backup không sử dụng được? Vậy phải làm thế nào?

Chính vì thế, việc có một giải pháp backup đáng tin cậy sẽ đảm bảo rằng dữ liệu của bạn có thể được khôi phục thành công khi cần. Từ đó giảm thiểu những mất mát cũng như các thảm họa tiềm ẩn cho doanh nghiệp.

Các bản backup đang bị phần mềm độc hại nhắm đến

Nhiều phần mềm độc hại ngày càng tinh vi hiện nay có xu hướng nhắm đến các bản sao lưu dữ liệu của người dùng. Việc có hệ thống phòng thủ nhiều lớp và nhiều bản backup có thể mang lại cho doanh nghiệp một mạng lưới an toàn.

Backup và phục hồi chậm

Hãy lưu ý rằng một số giải pháp có thể mất nhiều thời gian để hoàn tất quá trình backup hoặc khôi phục dữ liệu. Các lý do chính có thể bao gồn kết nối mạng hoặc Internet chậm, hiệu suất chậm của server backup hoặc loại backup được chọn sai.

Chi phí phát sinh ngoài luồng cần lưu ý

Phí giấy phép/đăng ký

Khi chọn giải pháp backup, bạn có thể gặp phải nhiều mức giá khác nhau, chẳng hạn như theo CPU socket, VM host (system), theo bộ nhớ hoặc theo khối lượng công việc. Điều cần thiết là phải xem xét tổng chi phí chứ không chỉ là mức giá ban đầu khi so sánh giá của nhà cung cấp.

Chi phí bảo trì

Ngoài phí cấp phép, đừng quên cộng thêm chi phí gia hạn bảo trì cho các bản cập nhật phần mềm, bản vá (patch) và hỗ trợ kỹ thuật.

Chi phí quản lý

Một số công ty có thể chỉ cần mua phần mềm backup để có thể tận dụng phần cứng hiện có. Vì việc tích hợp phần mềm và phần cứng liên quan đến hai nhà cung cấp khác nhau nên nhà quản lý cần phải đi đi lại lại để tìm ra nguyên nhân gốc rễ khi có vấn đề phát sinh, điều này thường dẫn đến lãng phí thời gian và công sức.

Chi phí lưu trữ

Đảm bảo triển khai các giải pháp backup được trang bị công nghệ giảm thiểu dữ liệu như backup gia tăng và chống trùng lặp, từ đó tiết kiệm chi phí cho ổ cứng và phần cứng server. Tuy nhiên, tỷ lệ chống trùng lặp khác nhau tùy thuộc vào công nghệ, phương pháp backup và cách tính tỷ lệ chống trùng lặp.

Synology – Giúp doanh nghiệp giải quyết các bài toán backup khó một cách dễ dàng nhất

Là một trong những công ty được tín nhiệm hàng đầu thế giới về các giải pháp lưu trữ, backup và phục hồi dữ liệu, Synology là đề cử hấp dẫn cho các doanh nghiệp Việt Nam đang tìm kiếm một giải pháp toàn diện và tối ưu về chi phí. 

Active Backup Suite là một tiện ích bổ sung miễn phí dành cho người dùng Synology NAS – cung cấp cho các tổ chức những bản backup tập trung, không cần giấy phép và đáng tin cậy cho môi trường vật lý, ảo và cloud. Nó đi kèm với các tính năng nâng cao như:

Backup gia tăngchống trùng lặp dữ liệu để cung cấp bản backup hiệu quả. Xác minh tệp Btrfs tự phục hồi và backup máy ảo để đảm bảo tính toàn vẹn dữ liệu.
✤ Thực hiện tập dượt khôi phục thường xuyên bằng cách sử dụng máy ảo tích hợp để đáp ứng các bài kiểm tra.
Phục hồi linh hoạtkhôi phục tức thời trên nhiều trình ảo hóa để đảm bảo tính khả dụng của server.

Các giải pháp dữ liệu toàn diện được cung cấp bởi Synology hiện đang được tín nhiệm trên phạm vi toàn cầu, trong đó bao gồm các tổ chức lớn như Shiseido Đài Loan, Đại học Washington và Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESO).

Các loại phương pháp backup 

Có ba phương pháp sao lưu dữ liệu chính: backup toàn bộ, backup gia tăng và backup vi sai. 

Backup toàn bộ

Sao lưu toàn bộ (full backup) bao gồm việc tạo bản sao hoàn chỉnh của tất cả data trên toàn hệ thống hoặc thiết bị. Kiểu backup này thường được thực hiện trong những lần backup đầu tiên hoặc làm cơ sở cho các kiểu backup khác.

Backup gia tăng

Bản backup gia tăng sẽ thực hiện sao chép các thay đổi được thực hiện đối với dữ liệu kể từ lần backup cuối cùng, bất kể đó là backup toàn bộ hay gia tăng. Điều đó khiến cho việc backup tiết kiệm thời gian và dung lượng lưu trữ nhất. Việc khôi phục dữ liệu yêu cầu phải xây dựng lại dữ liệu từ bản full backup gần nhất, cộng với tất cả các bản backup gia tăng tiếp theo. Quá trình này có thể mất thời gian hơn.

Backup khác biệt

Backup khác biệt (hay backup vi sai) sẽ sao lưu các thay đổi được thực hiện đối với dữ liệu kể từ lần full backup gần nhất. Do đó, việc khôi phục cần có bản full backup cuối cùng và chỉ cần bản backup khác biệt mới nhất. 

Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thời gian khôi phục hoặc dựng lại data có thể không phải một vấn đề lớn (tùy ngành nghề). Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp lớn, đây cũng là một yếu tố cần phải tính toán trước để giảm thiểu tối đa thất thoát kinh doanh trong trường hợp có rủi ro.

Xem thêm: Khám phá các loại backup doanh nghiệp: Đẩy đủ, Khác biệt và Gia tăng

Chìa khóa thành công trong chiến lượt backup doanh nghiệp

Một chiến lược backup có cấu trúc tốt là điều cần thiết để đảm bảo phục hồi dữ liệu khi cần thiết. Khi lập chiến lược backup doanh nghiệp, có một số yếu tố quan trọng mà bạn cần cân nhắc: 

RTO và RPO

RTO – recovery time objective (mục tiêu thời gian phục hồi) đề cập đến khoảng thời gian dừng hoạt động mà doanh nghiệp có thể chịu đựng được. 

RPO – recovery point objective (mục tiêu điểm khôi phục) có nghĩa là lượng mất dữ liệu mà tổ chức có thể chịu đựng được.

Trong kế hoạch backup và khắc phục thảm họa, RTO và RPO là những yếu tố quan trọng cần cân nhắc. Và tất nhiên, chúng càng ngắn càng tốt. Nhưng cũng cần có hành động cân bằng để xác định hệ thống và loại dữ liệu nào đáng đầu tư nhiều hơn để đạt được RTO và RPO ngắn. Không phải tất cả dữ liệu đều quan trọng như nhau đối với hoạt động kinh doanh.

Không gian lưu trữ hiệu quả

Tìm kiếm giải pháp hiệu quả về không gian lưu trữ, chẳng hạn như giải pháp có công nghệ chống trùng lặp toàn cầu tích hợp, giúp giảm đáng kể các khối dữ liệu trùng lặp trên tất cả các nền tảng được backup, giúp tiết kiệm đáng kể dung lượng lưu trữ.

Đảm bảo an toàn cho bản backup

Hãy lựa chọn các giải pháp sao lưu có các tính năng bảo mật mạnh mẽ, chẳng hạn như mã hóa dữ liệu cả khi truyền và lưu trữ, kiểm soát truy cập nghiêm ngặt và cơ chế xác thực. Vì trên thực tế, các bản backup hiện nay cũng là đích đến của các cuộc tấn công mạng.

các yếu tố quan trọng trong backup dữ liệu doanh nghiệp

Hỗ trợ và bảo trì

Chọn giải pháp sao lưu có khả năng bảo trì dễ dàng, chẳng hạn như khả năng quản lý các nguồn backup từ nhiều môi trường thông qua dashboard tập trung. Đảm bảo rằng giải pháp cung cấp sự hỗ trợ toàn diện, bao gồm các bản cập nhật và bản vá lỗi thường xuyên, hỗ trợ kỹ thuật và khả năng tiếp cận các tài nguyên đào tạo.

Tự động hóa quá trình backup của bạn

Hầu hết các phần mềm backup có thể được cấu hình để tự động hóa quá trình backup bằng cách lên lịch sao lưu vào những thời điểm hoặc khoảng thời gian cụ thể. Một số giải pháp backup tự động sẽ chủ động sao lưu dữ liệu khi có thay đổi.

Kiểm tra bản backup và phục hồi 

Thường xuyên kiểm tra các bản backup của bạn để đảm bảo chúng hoạt động bình thường và có thể được khôi phục trong tầm kiểm soát khi có thảm họa xảy ra.

Triển khai chiến lược dự phòng 3-2-1

Chiến lược backup 3-2-1 có nghĩa là sẽ có 3 bản sao dữ liệu được lưu trữ trên 2 loại phương tiện khác nhau – với 1 bản sao được đặt bên ngoài cơ sở. Mục đích là để đảm bảo có sẵn dữ liệu backup ngay cả khi một bản backup bị ransomware xâm nhập hoặc bị mất do thiên tai hoặc các sự kiện không lường trước khác, đảm bảo hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không bị gián đoạn.

Bắt đầu từ đâu?

Sau khi đã tìm hiểu tất cả, bạn nên bắt đầu tìm hiểu về nhu cầu lưu trữ, khối lượng dữ liệu và nghiệp vụ cần thiết để lựa chọn giải pháp phù hợp. Trong trường hợp doanh nghiệp của bạn cần hỗ trợ thêm thông tin, bạn có thể liên hệ với Eternal Asia Vietnam. Chúng tôi tự hào là đối tác chính hãng của các thương hiệu hàng đầu về thiết bị và giải pháp dữ liệu toàn diện tại thị trường Việt Nam, tiêu biểu như Synology.

Với đội ngũ lành nghề và nhiều kinh nghiệm của EAVN, chúng tôi có thể giúp doanh nghiệp của bạn tìm ra giải pháp lưu trữ dữ liệu thích hợp và triển khai xây dựng chiến lược backup hiệu quả. Liên hệ với chúng tôi qua hotline 028 3983 3399 hoặc email [email protected] để được hỗ trợ dự án.

*Nguồn và số liệu tham khảo: Synology & Báo Tuổi Trẻ

3 bình luận về “Backup & Khắc Phục Thảm Họa Là Gì? Tại Sao Nó Lại Quan Trọng Với Doanh Nghiệp?

  1. Pingback: EAVN Nhà phân phối Synology chính hãng được ủy quyền từ 2013

  2. Pingback: Hội thảo trực tuyến Synology 03.2024 - Synology Active Backup

  3. Pingback: Giải pháp bảo vệ doanh nghiệp khỏi ransomware của Synology - Eternal Asia Việt Nam (EAVN) || Phân Phối Các Thiết Bị Công Nghệ Hàng Đầu VN

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *