Giải pháp lưu trữ dữ liệu nào là tốt cho doanh nghiệp?

Lựa chọn một giải pháp lưu trữ dữ liệu đúng đắn và phù hợp luôn là lựa chọn hàng đầu của các doanh nghiệp hiện nay. Tuy nhiên, việc có quá nhiều giải pháp được đưa ra trên thị trường đôi lúc sẽ khiến các nhà quản lý dữ liệu lúng túng. Vậy đâu là giải pháp dành cho quy mô kinh doanh của doanh nghiệp bạn? Liệu nó có đủ an toàn và bảo mật không?

Dữ liệu là một trong những tài sản quý giá nhất của doanh nghiệp, dù đó là tài sản trí tuệ, thông tin khách hàng, đối tác hay những tài liệu tham chiếu của sản phẩm kinh doanh. Nhiều ngành nghề không chỉ yêu cầu tuân thủ nghiêm ngặt tính bảo mật mà việc sử dụng đúng giải pháp lưu trữ dữ liệu cũng sẽ bảo vệ doanh nghiệp khỏi các mối nguy hại, đồng thời trấn an khách hàng rằng bạn luôn ưu tiên quyền riêng tư của họ.

quyền riêng tư dữ liệu của khách hàng

Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường có rất nhiều giải pháp lưu trữ dữ liệu được đưa ra dành cho doanh nghiệp. Việc lựa chọn giải pháp tốt nhất có thể sẽ là một thách thức. Cùng Eternal Asia Vietnam khám phá các giải pháp lưu trữ dữ liệu cho doanh nghiệp, bao gồm sự khác biệt cũng như ưu nhược điểm của chúng để bạn có thể tự tin chọn lựa.

Lưu trữ dữ liệu riêng tư

Lưu trữ dữ liệu riêng tư (Private data storage) còn được gọi là lưu trữ tại chỗ (on-premises storage) là phương pháp lưu trữ nội bộ tất cả dữ liệu của doanh nghiệp. Điều này bao gồm giám sát tất cả các khía cạnh cần thiết khác của việc lưu trữ dữ liệu để bảo vệ phần cứng. Lấy ví dụ như bảo trì server, bảo mật vật lý và kiểm soát nhiệt độ. Lưu trữ tại chỗ thuộc ba loại chính: lưu trữ gắn trực tiếp, lưu trữ gắn mạng và mạng vùng lưu trữ.

1. Lưu trữ gắn trực tiếp

Hầu hết mọi người đều đang sử dụng bộ lưu trữ gắn trực tiếp hoặc DAS, ngay cả khi không thật sự biết điều đó. Ví dụ, gần như mọi máy tính xách tay đều có ổ cứng DAS. Bộ lưu trữ gắn trực tiếp giống y như tên gọi của nó: phần cứng lưu trữ là ổ cứng ngoài, ổ USB, hoặc các dạng ổ cứng khác được kết nối trực tiếp với thiết bị.

giải pháp lưu trữ dữ liệu gắn trực tiếp

Lưu trữ gắn trực tiếp là một trong những giải pháp hợp lý nhất hiện có. Ví dụ: bạn có thể mua ổ cứng ngoài 5TB với giá dưới 20.000.000 VNĐ (đối với ổ SSD) và dưới 10.000.000 VNĐ (đối với ổ HDD). Đây là giải pháp lý tưởng cho các doanh nghiệp nhỏ không quản lý nhiều dữ liệu.

Tuy nhiên, không giống như các giải pháp lưu trữ dữ liệu kinh doanh khác, lưu trữ gắn trực tiếp không thể chia sẻ được nhiều. Nếu bạn muốn chia sẻ dữ liệu của mình với ai đó hoặc truy cập dữ liệu đó từ một vị trí khác, bạn sẽ phải mang theo thiết bị DAS bên mình hoặc tải các tệp của mình lên đâu đó để chia sẻ chúng trực tuyến.

2. Bộ lưu trữ gắn mạng (NAS)

Lưu trữ gắn mạng hoặc ổ cứng mạng NAS là khi thiết bị lưu trữ được kết nối với mạng để người dùng (hoặc người ủy quyền) có thể lưu trữ và truy xuất dữ liệu từ một nơi duy nhất. Chính vì thế nó còn được biết đến là giải pháp lưu trữ dữ liệu tập trung.

Về cơ bản, NAS giống như là một Cloud tại chỗ mà doanh nghiệp có toàn quyền kiểm soát. Vì bộ lưu trữ gắn mạng giống như một Cloud riêng nên đội ngũ của bạn có thể truy cập data từ xa bằng bằng kết nối mạng để có thể làm việc mọi lúc mọi nơi.

diskstation ds223j de dàng chia sẻ

Giải pháp lưu trữ gắn mạng rất phù hợp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ có quy trình làm việc mang tính cộng tác cao. Không giống như bộ lưu trữ gắn trực tiếp, bộ lưu trữ gắn mạng cho phép nhiều user truy cập và chỉnh sửa tệp trên cùng một ổ cứng, do đó không cần tạo bản sao và đối chiếu nhiều phiên bản của cùng một tệp.

Tuy nhiên, hiệu suất có thể là một thách thức đối với việc lưu trữ gắn mạng. Nếu mạng của bạn có nhiều hoạt động, hiệu suất có thể bị chậm lại, dẫn đến năng suất thấp đi. Tại Việt Nam, NAS là giải pháp lưu trữ dữ liệu tập trung được lựa chọn nhiều bởi các doanh nghiệp, trong đó SynologyTerraMaster là hai thương hiệu nổi bật nhất. Sản phẩm của họ không chỉ là thiết bị lưu trữ dữ liệu mà còn kèm theo vô số ứng dụng thông minh, giúp bạn dễ dàng tạo server lưu trữ dữ liệu cùng với đội ngũ hỗ trợ mạnh mẽ. Trong đó phải kể đến các giải pháp backup và khắc phục thảm họa, bảo mật và chia sẻ dữ liệu thông minh. 

3. Mạng vùng lưu trữ (SAN)

Mạng vùng lưu trữ hay thiết bị mạng SAN là một mạng gồm các thiết bị lưu trữ có thể được truy cập bởi nhiều server hoặc thiết bị, tạo ra một nhóm không gian lưu trữ chung. SAN cũng là một giải pháp lưu trữ dữ liệu tập trung. Bằng cách kết nối mạng, người dùng có thẻ truy cập nơi lưu trữ trên SAN như thể đó là ổ lưu trữ được gắn trực tiếp vào máy tính của họ.

sự khác biệt giữa NAS và SAN

Sự khác biệt giữa NAS và SAN

SAN và NAS đều là các giải pháp lưu trữ dựa trên mạng. SAN thường sử dụng kết nối Kênh sợi quang, trong khi NAS thường liên kết với mạng thông qua kết nối Ethernet tiêu chuẩn. SAN lưu trữ dữ liệu ở cấp khối, trong khi NAS truy cập dữ liệu dưới dạng tệp. Đối với HĐH Client, SAN thường xuất hiện dưới dạng đĩa và tồn tại dưới dạng mạng thiết bị lưu trữ riêng biệt, trong khi NAS xuất hiện dưới dạng File server.

Vì SAN kết nối nhiều ổ đĩa nên chúng có khả năng khôi phục tốt hơn trước các vấn đề xảy ra với những tùy chọn lưu trữ trên một thiết bị. Chẳng hạn như lỗi thiết bị. Nó cũng có thể cải thiện hiệu quả lưu trữ dữ liệu doanh nghiệp bằng cách hợp nhất tài nguyên lưu trữ vào một mạng duy nhất. Tuy nhiên, SAN đắt hơn và phức tạp hơn nhiều so với các phương pháp lưu trữ dữ liệu riêng tư khác, đặc biệt nếu bạn không định sử dụng SAN cho điện toán đám mây.

Xem thêm bài viết: Điểm khác biết giữa NAS và SAN

Lưu trữ dữ liệu công cộng

Mặc dù lưu trữ dữ liệu riêng tư có vẻ là phương pháp an toàn nhất trong kinh doanh. Tuy nhiên, chi phí của nó có thể là một rào cản đối với một số doanh nghiệp không có nhiều yêu cầu quá cao hoặc ngân sách ít. Trong trường hợp này, các giải pháp lưu trữ dữ liệu riêng tư thường lớn hơn so với lợi ích. Điều này khiến các tổ chức sẽ để tâm nhiều hơn đến giải pháp lưu trữ dữ liệu có khả năng mở rộng, không cần quá riêng tư, và linh hoạt hơn như lưu trữ dựa trên các nền tảng Cloud công cộng.

giải pháp lưu trữ tốt nhất cho doanh nghiệp của bạn là gì

Nếu bạn đã từng truy cập dữ liệu “trên đám mây” thì bạn đã sử dụng bộ lưu trữ dữ liệu công cộng. Nó được gọi là lưu trữ đám mây, thường thấy như Google Drive, OneDrive, Sync, Dropbox, v.v. Lưu trữ dữ liệu công cộng sẽ di chuyển tất cả dữ liệu của bạn đến một trung tâm dữ liệu từ xa. Nó làm cho dữ liệu của bạn có sẵn ở bất cứ nơi nào bạn có thể kết nối với internet.

1. Lưu trữ đám mây (Cloud Storage)

Lưu trữ Cloud public nói dễ hiểu là hoạt động mua dung lượng lưu trữ từ nhà cung cấp bên thứ ba để lưu trữ dữ liệu doanh nghiệp. Các nền tảng lưu trữ Cloud công cộng phổ biến bao gồm Google Drive, Microsoft SharePoint, Apple iCloud và Dropbox, v.v. Các nhà cung cấp dịch vụ này cung cấp nền tảng thân thiện với người dùng, giúp doanh nghiệp dễ dàng chia sẻ tệp và cộng tác trên Cloud từ mọi nơi trên thế giới.

lưu trữ dữ liệu đám mây (cloud) công cộng

Việc sử dụng bộ nhớ đám mây có thể đơn giản hóa như truy cập website của nhà cung cấp bộ nhớ. Đồng thời, bạn cũng có thể dễ dàng cài đặt ứng dụng trên máy tính, điện thoại và các thiết bị khác để truy cập, chỉnh sửa tệp. Điều này giúp doanh nghiệp bỏ qua các bước thiết lập và bảo trì thường xuyên. 

Lưu trữ đám mây công cộng cũng là một trong những giải pháp lưu trữ có khả năng mở rộng nhất hiện nay, giúp doanh nghiệp dễ dàng thêm bộ nhớ khi mô hình kinh doanh ngày càng phát triển.

Tuy nhiên, khả năng mở rộng dễ dàng có thể tốn kém, đặc biệt đối với việc sử dụng bộ nhớ lâu dài. Nếu bạn có nhiều user cần quyền truy cập vào hệ thống lưu trữ đám mây của doanh nghiệp, chi phí có thể tăng lên theo thời gian.

2. Trung tâm dữ liệu Colocation

Colocation server (hay Colocation center) là giải pháp giữ cho phần cứng lưu trữ dữ liệu của riêng bạn trong một không gian chung, an toàn được gọi là Trung tâm dữ liệu Colocation hoặc Trung tâm dữ liệu của bên thứ ba. 

Giống như một CSDL thông thường, một doanh nghiệp thuê không gian trong cơ sở Colocation để lưu trữ thiết bị của họ. Ngược lại, công ty colocation giám sát việc bảo trì cần thiết như kiểm soát nhiệt, bảo mật vật lý và nhu cầu băng thông.

trung tâm lưu trữ dữ liệu doanh nghiệp lococation

Ưu điểm chính

Một trong những lợi ích chính của giải pháp lưu trữ dữ liệu colocation là thời gian hoạt động cao hơn, đáng tin cậy hơn, thường dựa trên các cấp độ dịch vụ. Điều này giúp các doanh nghiệp dễ dàng mở rộng quy mô nhu cầu lưu trữ dữ liệu khi công ty của họ phát triển mà không cần phải bổ sung thêm nhân viên và tài nguyên để quản lý việc lưu trữ dữ liệu. Colocation cũng cung cấp tính bảo mật cao hơn các phương pháp lưu trữ dữ liệu tại chỗ tiêu chuẩn, thường sử dụng camera và đầu đọc sinh trắc học để giám sát cơ sở colocation 24/7.

Nhược điểm

Tuy nhiên, nếu cơ sở colocation của doanh nghiệp không trung lập với nhà mạng thì các tùy chọn kết nối có thể bị hạn chế nghiêm trọng. Do đó, khi xem xét dịch vụ colocation, hãy đảm bảo nhà cung cấp có tất cả các dịch vụ bạn cần nếu doanh nghiệp của bạn mở rộng trong tương lai.

Lưu trữ dữ liệu kết hợp

Giống như tên gọi, giải pháp này kết hợp các phương pháp lưu trữ dữ liệu riêng tư và công cộng để tận dụng toàn bộ ưu điểm của cả hai. Nó thường được quản lý trực tiếp bởi Bộ phận IT của doanh nghiệp bạn hoặc bên nhà cung cấp dịch vụ CNTT. Lưu trữ kết hợp cho phép doanh nghiệp bảo vệ dữ liệu khỏi các truy cập trái pháp, đồng thời giảm thiểu yêu cầu bảo trì.

trung tâm dữ liệu doanh nghiệp

Lưu trữ đám mây kết hợp là gì?

Lưu trữ đám mây kết hợp là sự phối hợp giữa lưu trữ dữ liệu trên server riêng tư, cloud private và cloud public để tạo ra cơ sở hạ tầng đám mây duy nhất cho doanh nghiệp. Ví dụ: bạn có thể sử dụng hệ thống lưu trữ dữ liệu riêng tư của mình để lưu trữ thông tin nhạy cảm hơn, như dữ liệu mật của khách hàng hoặc tài sản trí tuệ. Trong khi đó, bạn vẫn dựa vào lưu trữ đám mây cho nhu cầu truy cập data hàng ngày của các phòng ban.

Ưu điểm chính

Vì giải pháp lưu trữ đám mây kết hợp có khả năng tùy chỉnh cao, thế nên doanh nghiệp có thể dễ dàng điều chỉnh cơ sở hạ tầng kết hợp sao cho phù hợp với nhu cầu trong từng thời kỳ. Khi cách ngành kinh tế và sản xuất tiếp tục số hóa, tính linh hoạt đã trở thành ưu tiên hàng đầu, khiến nhiều tổ chức phải đầu tư vào các giải pháp lưu trữ cloud kết hợp.

Nhược điểm

Nhược điểm lớn nhất của giải pháp này có lẽ là chi phí. Nó có thể tốn kém hơn so với sử dụng một giải pháp duy nhất. Do đó, điều quan trọng là bạn phải đánh giá đúng nhu cầu lưu trữ dữ tiệu của doanh nghiệp mình.

Ngoài ra, lưu trữ cloud kết hợp yêu cầu phải có một số phần cứng lưu trữ tại chỗ (NAS, DAS hoặc SAN). Do đó, bạn có thể sẽ phải chi thêm một phần để bổ sung trong bảng đánh giá nhu cầu doanh nghiệp.

Những dòng NAS/SAN phù hợp với giải pháp lưu trữ dữ liệu kết hợp

1. Synology – Máy chủ tập tin hoàn hảo cho doanh nghiệp

Máy chủ lưu trữ dữ liệu

Synology là một cái tên quen thuộc đối với các nhà quản lý dữ liệu cấp doanh nghiệp. Thương hiệu cung cấp các hệ thống NAS và SAN đa dạng, phù hợp với nhu cầu doanh nghiệp các cấp (từ SMB đến quy mô lớn) với tổng dung lượng lưu trữ có thể lên đến 4.8PB. Bên cạnh đó, Synology cũng cung cấp rất nhiều công cụ hỗ trợ thân thiện với người dùng, giải quyết nhu cầu lưu trữ dữ liệu trên server một cách dễ dàng và thuận tiện.

giải pháp lưu trữ dữ liệu trên server của synology
giải pháp lưu trữ đám mây kết hợp của synology
Lưu trữ đám mây kết hợp

Hybrid Share là một công cụ của Synology để tạo ra một hệ thống lưu trữ dữ liệu của toàn doanh nghiệp trên nền tảng đám mây. Nó hỗ trợ công tác giữa các cơ sở với các hệ thống Synology và C2 Storage.

Giải pháp này giúp tối ưu hóa hiệu quả lưu trữ với các thư mục Hybrid Share. Nó kết hợp lưu trữ cloud và NAS cục bộ để truy cập nhanh hơn vào các tập tin thường trụy cập, cũng như giảm dung lượng lưu trữ tại các cơ sở.

Bên cạnh đó, Synology còn được đánh giá cao bởi các giải pháp backup và khắc phục thảm họa doanh nghiệp, sắp xếp tập tin đa phương tiện, ảo hóa và nâng cao hiệu suất. Đồng thời, nó cũng đáp ứng được nhiều nhu cầu khác nhau của doanh nghiệp về lưu trữ dữ liệu trên server và lưu trữ khối.

2. TerraMaster – Cân bằng giữa hiệu suất và tối ưu kinh phí

Giải pháp backup đa dạng

Song song với Synology, TerraMaster cũng là một trong những nhà cung cấp giải pháp lưu trữ hàng đầu cho doanh nghiệp các cấp. Hệ thống NAS/DAS của TerraMaster đi kèm với các công cụ hỗ trợ doanh nghiệp đa dạng, tập trung vào tính bảo mật và mang lại nhiều giải pháp backup. Trong đó nổi bật với tính năng Duple Backup, giúp dữ liệu được sao lưu ở nhiều nơi, phòng trường hợp có sự cố doanh nghiệp xảy ra. 

giải pháp backup dữ liệu phong phú của terramaster
giải pháp sao lưu của hệ thống nas terramaster
terrasync
Lưu trữ đám mây kết hợp với TerraSync

TerraSync là một ứng dụng dịch vụ ổ đĩa đám mây của TerraMaster. Nó giúp người dùng xây dựng các dịch vụ Cloud Drive riêng bằng thiết bị TNAS của họ. Bằng cách đặt chính sách đồng bộ hóa, có thể đạt được đồng bộ hóa tệp giữa TNAS – TNAS, TNAS – Windows, TNAS – macOS cũng như các thiết bị di động TNAS và iOS/Android. Do đó, TNAS có thể được sử dụng để thiết lập một ổ đĩa đám mây riêng tự trị, độc lập, an toàn và tiết kiệm.

Eternal Asia Vietnam – Mang lại các giải pháp lưu trữ dữ liệu phù hợp nhất cho doanh nghiệp bạn

Eternal Asia Vietnam là nhà phân phối được ủy quyền chính thức của Synology, TerraMaster, Samsung Memory, Toshiba, Western Digital cũng như các hãng cung cấp giải pháp lưu trữ cấp doanh nghiệp khác. Với sự đồng hành của nhiều nhãn hiệu dẫn đầu thị trường hiện nay, đội ngũ kỹ thuật của chúng tôi mang lại các lựa chọn phù hợp với nhu cầu lưu trữ của doanh nghiệp trong từng thời điểm. 

Không chỉ mang lại các thiết bị phù hợp để xây dựng máy chủ lưu trữ dữ liệu cho doanh nghiệp, các dịch vụ after-care của chúng tôi cũng giúp đơn giản hóa công tác quản lý và bảo trì hệ thống. Điều này mang lại một giải pháp lưu trữ và quản lý dữ liệu tối ưu cho tổ chức của bạn. Để biết thêm thông tin và tư vấn kỹ thuật, vui lòng liên hệ Eternal Asia Vietnam qua hotline 028 3983 3399 hoặc để lại lời nhắn qua các kênh online của chúng tôi.

project register










    2 bình luận về “Giải pháp lưu trữ dữ liệu nào là tốt cho doanh nghiệp?

    1. Pingback: Backup và khắc phục thảm họa là gì? Vì sao nó quan trọng với doanh nghiệp?

    2. Pingback: Ổ cứng SSD là gì? Có bao nhiêu loại? Cách chọn SSD phù hợp - Eternal Asia Việt Nam (EAVN) || Phân Phối Các Thiết Bị Công Nghệ Hàng Đầu VN

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *