Hướng Dẫn Chọn Đúng Ổ Cứng Dùng Cho NAS

Khác với ổ cứng dành cho PC desktop, ổ cứng NAS được thiết kế với nhiều tính năng và yếu tố chuyên biệt, nhằm đáp ứng hoạt động xuyên suốt và tính ổn định của thiết bị NAS.

Trong thời đại của “data” và “big data”, các giải pháp lưu trữ dữ liệu đang ngày càng phổ biến hơn. Tầm quan trọng của các giải pháp này đã không còn mơ hồ như ở năm – mười năm trước. Thậm chí một số doanh nhân khi bắt đầu khởi nghiệp, điều mà họ quan tâm đầu tiên chính là làm thế nào để bảo quản dữ liệu trong kinh doanh.

Thật vậy, dữ liệu hiện nay đã trở thành một loại tài sản số quý giá. Nó không chỉ hỗ trợ cho BCM (quản lý liên tục trong kinh doanh), mà còn góp phần mở rộng hệ sinh thái của doanh nghiệp cùng vô số lợi ích khác. Theo đó, các giải pháp lưu trữ dữ liệu cũng ngày càng đa dạng hơn để đáp ứng được nhu cầu của nhiều ngành nghề. Trong đó, thiết bị mạng NAS có thể xem là một trong những giải pháp phổ biến hàng đầu hiện nay. 

ổ cứng nas là gì

Khi mua NAS, bạn đang mua một bộ “vỏ”. Và để vận hành bộ “vỏ” này, bạn cần phải mua ổ cứng để lắp vào cho nó. 

Khác với laptop hay PC để bàn, ổ cứng dành cho NAS đòi hỏi phải có nhiều tính năng hơn. Cùng Eternal Asia Vietnam tìm hiểu về ổ cứng dành cho NAS và cách chọn mua sao cho phù hợp với thiết bị NAS của bạn. 

Ổ cứng dành cho NAS là gì?

Ổ cứng dành cho NAS là một dạng ổ cứng HDD hoặc SSD được phát triển dành riêng cho các thiết bị gắn mạng NAS/DAS. Chúng được tạo ra với các đặc điểm và tính năng chuyên dụng, nhằm đáp ứng hoạt động và sự vận hành 24/7 của NAS. Các loại ổ cứng cho NAS này có tuổi thọ cao hơn nhiều và hoạt động tốt hơn trong cấu hình RAID.

ổ cứng toshiba hdd dành cho NAS

Hiện nay có nhiều nhà sản xuất ổ cứng dành cho NAS trên thị trường, trong đó nổi tiếng phải kể đến như Synology, Toshiba, WD, Exascend và Seagate, v.v. Các dòng ổ cứng NAS của những thương hiệu này được đánh giá cao bởi độ bền, tính ổn định và độ tin cậy. 

Xem thêm: Điểm khác biệt giữ NAS và SAN, khi nào nên NAS, SAN

Ổ cứng dành cho NAS có những loại nào?

Ổ cứng dành cho thiết bị NAS có thể tồn tại ở dạng HDD 3.5”, SSD 2.5” và SSD M.2. Trong đó, ổ HDD thường được sử dụng phổ biến hơn ở môi trường doanh nghiệp bởi chúng vừa đủ để đáp ứng nhu cầu và tiết kiệm chi phí. 

Đối với ổ SSD (ổ lưu trữ thể rắn), dù là định dạng 2.5” hay M.2, bạn cũng nên tìm hiểu xem thiết bị NAS mà mình định mua có hỗ trợ khe cắm hoặc khay đựng tương ứng hay không. Rất nhiều dòng NAS hiện nay, đặc biệt là các dòng Home NAS có dưới 4 khay ổ cứng thường không hỗ trợ khe cắm SSD M.2.

So sánh ổ cứng HDD và SSD dành cho NAS

ổ cứng NAS Toshiba N300

Ổ cứng HDD 3.5″ dành cho NAS

Ưu điểm

• Dung lượng lưu trữ khổng lồ: chỉ một đĩa có thể hỗ trợ 14 terabyte, do đó, một khay Synology 2 có thể có dung lượng lưu trữ khổng lồ là 28 terabyte.
• Khá rẻ khi so sánh với SSD.
• Tuổi thọ dài.

Nhược điểm

• Tiếng ồn của đĩa (từ các bộ phận cơ khí chuyển động); Không thể để thiết bị Synology trong cùng phòng nơi bạn ngủ.
• Đĩa rất chậm nếu bạn sử dụng Synology cho Web Hosting.
• Vô số lỗi trong nhiều năm nhưng có thể sửa được thông qua trình quản lý lưu trữ. Đĩa bị hỏng và xuống cấp.
• Có nhiều nhà sản xuất nhưng công nghệ vẫn như cũ.
• Sử dụng năng lượng cao.
• Quá nóng.

ổ cứng ssd dành cho nas

Ổ cứng SSD 2.5″ & M.2 dành cho NAS

Ưu điểm

• Tốc độ rất cao nếu bạn sử dụng Synology cho Web Hosting.
• Không có tiếng ồn từ đĩa, hoàn toàn im lặng.
• Ít có lỗi ổ đĩa.
• Tiêu tốn ít năng lượng hơn.
• Không quá nóng.

Nhược điểm

• Mặc dù dung lượng lưu trữ không quá thấp (dao động từ khoảng 480GB đến 7TB) nhưng cấu hình dung lượng không phong phú bằng HDD.
• Giá thành cao

Tuổi thọ của SSD có thật sự ngắn hơn HDD?

Một số quan niệm cũ cho rằng ổ cứng SSD có tuổi thọ ngắn hơn ổ cứng HDD khi dùng cho NAS. Người ta cho rằng SSD không bền bằng vì các hoạt động ghi dữ liệu thường xuyên của NAS hay Server doanh nghiệp. Hiện nay, điều này có thể đã không còn đúng nữa. Công nghệ SSD thăng cấp qua từng năm, thậm chí nếu nó có thể cải thiện về giá cả, HDD có thể sẽ sớm trở thành lịch sử.

Dù vậy, “hoàn hảo” là khi “vừa đủ”. Nếu bạn mong muốn một trải nghiệm tốc độ đẳng cấp hơn, không quan tâm đến chi phí, vậy thì SSD xứng đáng để nằm trong giỏ hàng của bạn. Ngược lại, nếu bạn đang cân nhắc một giải pháp lưu trữ hiệu quả và tiết kiệm cho doanh nghiệp hoặc đội ngũ của mình, HDD vẫn luôn là lựa chọn không tồi. 

ổ cứng Toshiba N300 dành cho thiết bị mạng NAS

Ổ cứng PC có gắn cho NAS được không?

Nói đến việc chọn ổ cứng cho NAS, nhiều người sẽ cảm thấy tốn kém và tìm hiểu thử xem ổ cứng PC desktop (HDD 3.5 inch) có gắn cho NAS được hay không. Dù sao thì giá nó cũng rẻ hơn. Tuy nhiên, một điều chắc chắn rằng ổ cứng dành cho máy tính để bàn không được thiết kế cho các môi trường lồng vào nhau chặt chẽ như NAS. Với độ tin cậy cao hơn, ổ cứng NAS đặc biệt phù hợp với môi trường NAS. 

Đặc điểm của ổ cứng dành cho NAS

Được phát triển để chịu nhiệt và chống rung, ổ cứng NAS có thiết kế chuyên biệt để hỗ trợ cho máy chủ NAS, cung cấp khả năng hoạt động 24/7 với tốc độ cao hơn. Nó có thể là một khoản đầu tư đáng kể, nhưng độ ổn định và tin cậy cao giúp nó trở thành một giải pháp tiết kiệm về lâu dài. Nó giúp tổng chi phí sở hữu (TCO) thấp hơn và lợi tức đầu tư (ROI) tốt hơn.

Được tạo ra để thiết lập RAID

Phải hoạt động liên tục và cấu hình RAID là yếu tố khiến ổ cứng NAS nổi bật hơn so với ổ cứng PC. Ổ cứng dành cho NAS được thiết kế để hoạt động không ngừng nghỉ trong nhiều tuần. Trong khi đó, ổ cứng PC chỉ có thể đọc và ghi dữ liệu liên tục trong nhiều giờ. 

Ổ cứng dành cho NAS cũng được chế tạo riêng để thiết lập RAID. Bằng cách kết hợp nhiều ổ đĩa thành một đơn vị logic duy nhất, cấu hình RAID cung cấp khả năng dự phòng dữ liệu. Điều này góp phần bảo vệ dữ liệu khỏi lỗi ổ đĩa.

ổ cứng nas khác gì với ổ cứng pc

Các tiêu chí cần phải lưu ý khi chọn mua ổ cứng dành cho NAS

Dung lượng lưu trữ, tốc độ hay hiệu suất không phải là các yếu tố mang tính quyết định khi chọn mua ổ cứng dành cho NAS. Một ổ cứng NAS tốt phải đáp ứng các yêu cầu sau: Tốc độ khối lượng công việc cao hơn và thời gian trung bình giữa các lần hư hỏng (MTBF), khả năng kiểm soát nhiệt, khả năng chịu rung, tiếng ồn và các dịch vụ bổ sung.

Hoạt động liên tục 24/7

Ổ cứng PC desktop chỉ hoạt động khi máy tính bật. Trong khi đó, ổ cứng dành cho NAS có thể phải hoạt động 24/7. Ổ cứng PC có thể bị hỏng khi hoạt động liên tục trong thời gian dài, vì vậy, bạn cần các ổ cứng chuyên dụng cho NAS để hoạt động liên tục, đặc biệt là khi triển khai các hệ thống NAS lớn.

Tốc độ khối lượng công việc và MTBF

Để đảm bảo thời gian hoạt động tối đa, bạn nên cân nhắc đến Định mức khối lượng công việc và MTBF. 

Định mức khối lượng công việc (workload rate) có nghĩa là lượng dữ liệu người dùng được truyền hàng năm (TB/năm). 

• Bên cạnh đó, MTBF đề cập đến thời gian trung bình mà thiết bị hoạt động trước khi thiết bị hết tuổi thọ. 

Thông thường, khi mua ổ cứng PC, bạn sẽ thấy định mức khối lượng công việc trung bình rơi vào khoảng 55 (TB/năm) và hầu như không có MTBF. Vì nó không được tạo ra để chạy liên tục, thế nên đây không phải các vấn đề đáng lo ngại. 

Ngược lại, ổ cứng dành cho NAS có định mức khối lượng công việc cao hơn và MTBF dài hơn, đảm bảo độ bền và độ tin cậy cao hơn. Lấy ổ cứng NAS Toshiba N300 làm ví dụ. Nó có định mức khối lượng công việc là 180TB/năm với MTBF từ 1 triệu đến 1.2 triệu giờ. 

Kiểm soát nhiệt và khả năng chịu rung

Các ổ đĩa được gắn liền kề và hoạt động cùng lúc bên trong NAS có thể gây tiếng ồn, rung và nhiệt độ. Ngoài ra, ổ cứng dành cho NAS có tốc độ trục quay (RPM) cao nên đĩa có thể quay với tốc độ nhanh và đọc dữ liệu nhanh hơn. RPM thấp có thể ít ồn và ít rung hơn, nhưng chúng lại gây trở ngại để đạt được hiệu suất đọc/ghi tốt hơn.

Rung là yếu tố ko mong muốn trong các hệ thống nhiều khay hoặc giá đỡ. Nó cản trở sự ổn định khi vận hành ổ cứng, thậm chí dẫn đến mất mát dữ liệu.

Một số nhà sản xuất ổ cứng dành cho NAS đã phát triển công nghệ chống rung để giảm thiểu rung và tiếng ồn, từ đó duy trì hiệu suất ổn định. Ví dụ như dòng ổ cứng Server Toshiba Enterprise MG. Nó được tích hợp cảm biến RV, loại bỏ rung “gõ cửa” thường trong các hệ thống Server nhiều khoang.

Dịch vụ đi kèm

Bên cạnh hiệu suất và tính năng, bạn cũng nên xem xét giá trị gia tăng đi kèm với ổ cứng dành cho NAS mà bạn định mua. Chọn các thương hiệu có cung cấp các dịch vụ bổ sung tốt, chẳng hạn như bảo hành, quản lý tình trạng ổ cứng và các dịch vụ khôi phục dữ liệu phù hợp với nhu cầu của bạn.

Tuy nhiên, nếu thiết bị NAS của bạn đủ cao cấp và hỗ trợ đầy đủ các ứng dụng liên quan đến bảo vệ và phục hồi dữ liệu, backup, SMART, v.v, vậy thì bạn không cần quá đặt nặng về ứng dụng đi kèm. Thay vào đó hãy quan tâm nhiều hơn về chế độ bảo hành, hỗ trợ kỹ thuật và chính sách đổi trả của Hãng.

Xem thêm: Cách chọn thiết bị NAS phù hợp với nhu cầu

ổ cứng nas dành cho server doanh nghiệp

Giải Mã Một Số Thuật Ngữ Thông Dụng

Trước khi chọn loại ổ cứng dành cho NAS phù hợp, có lẽ chúng ta nên tìm hiểu về một số thuật ngữ quan trọng trong ngành lưu trữ dữ liệu, bởi vì điều này sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về sản phẩm mà chúng ta sẽ lựa chọn trong tương lai, cũng như hiểu được ưu và nhược điểm của từng loại:

RAID Là Gì?

RAID là viết tắt của “Redundant Array of Independent Disks” (tạm dịch là Hệ thống Lưu trữ Mảng độc lập dự phòng) – là khả năng sử dụng nhiều ổ cứng NAS cùng một lúc, phân bổ dữ liệu của bạn trên chúng để cải thiện dung lượng, tốc độ và/hoặc an toàn dữ liệu.
RAID là gì
Công nghệ RAID sử dụng các phương pháp khác nhau để phân chia và tổ chức dữ liệu trên các ổ đĩa. Mỗi phương pháp RAID có cấu trúc và cách hoạt động khác nhau, được đánh số từ RAID 0 đến RAID 6, và còn có một số biến thể khác như RAID 10, RAID 50 và RAID 60.
biến thể RAID 50

Biến thể RAID 50 (còn được gọi là RAID 5+0). Nguồn ảnh: Recoverhdd

Không giống như sao lưu (trong đó một bản sao dữ liệu được lưu giữ ở một vị trí/hệ thống khác), RAID 0 kết hợp tổng dung lượng lưu trữ có sẵn vào 1 vùng lưu trữ khổng lồ để có hiệu suất tuyệt vời, nhưng không có mạng lưới an toàn nếu ổ đĩa bị hỏng. RAID 1 giảm một nửa tổng dung lượng lưu trữ của bạn một cách hiệu quả dưới dạng một ổ đĩa hiển thị duy nhất, nhưng cho phép bạn có 1 ổ đĩa mạng an toàn.

RAID 1

RAID 5 và RAID 6 lần lượt cho phép 1 hoặc 2 mạng an toàn đĩa nhưng cũng cho phép các mảng lưu trữ lớn hơn rất nhiều. Ngoài ra, như đã giới thiệu, có nhiều cấp độ RAID khác, nhưng đây là những cấp độ phổ biến nhất trong ngành lưu trữ dữ liệu.

Một số lợi ích mà RAID mang lại:

Độ tin cậy cao

Các dữ liệu được phân tán và sao lưu trên nhiều ổ đĩa, giúp bảo vệ dữ liệu khỏi mất mát trong trường hợp một ổ đĩa gặp sự cố.

Tăng tốc độ truy cập dữ liệu

RAID có thể tăng tốc độ đọc/ghi dữ liệu bằng cách phân tán dữ liệu trên nhiều ổ đĩa, cho phép truy cập đồng thời vào các phần của dữ liệu.

Mở rộng dung lượng lưu trữ

RAID cho phép kết hợp nhiều ổ đĩa thành một nhóm, tạo ra một không gian lưu trữ lớn hơn tổng dung lượng của từng ổ đĩa.

Tùy thuộc vào mục đích sử dụng và yêu cầu của hệ thống, người dùng có thể chọn các mức RAID khác nhau để đạt được sự cân bằng giữa hiệu năng, độ tin cậy và dung lượng lưu trữ.

raid nas là gì
raid nas là gì

SATA Là Gì?

SATA là viết tắt của “Serial Advanced Technology Attachment” (tạm dịch là Giao tiếp Công nghệ Tiến bộ Chuỗi). Đây là một giao diện (interface) chuẩn được sử dụng để kết nối ổ đĩa lưu trữ với các thiết bị máy tính như PC, Laptop, hoặc máy chủ. SATA cho phép thông lượng tiềm năng lên tới 6GB/s giữa ổ đĩa được kết nối và hệ thống NAS. Tuy nhiên, các ổ cứng cơ học hiếm khi vượt quá 280MB/s ở cấp cao nhất. Ngoài ra còn có các kết nối như SAS, NVMe và U.2, nhưng SATA phổ biến hơn và gần đây áp dụng cho hầu hết các ổ SSD.

SATA là gì
SATA là gì

Giao diện SATA thay thế giao diện IDE (Integrated Drive Electronics) trước đây, cung cấp tốc độ truyền dữ liệu nhanh hơn và tiện ích hơn cho việc kết nối ổ đĩa với hệ thống. Nó sử dụng cơ chế truyền dẫn dữ liệu theo chuỗi (serial), khác với giao diện IDE truyền dẫn dữ liệu theo song song (parallel).

SATA có một số phiên bản khác nhau như SATA 1.5GB/s, SATA 3GB/s, SATA 6GB/s và SATA 12GB/s, thể hiện tốc độ truyền dữ liệu tối đa của giao diện. Phiên bản SATA thế hệ mới có tốc độ truyền dữ liệu nhanh hơn và hỗ trợ các tính năng tiên tiến như TRIM (giúp tối ưu hóa hiệu suất SSD) và NCQ (Native Command Queuing – giúp tăng hiệu suất đọc/ghi dữ liệu).

SATA đã trở thành một chuẩn phổ biến trong ngành công nghiệp lưu trữ và được sử dụng rộng rãi trong các thiết bị lưu trữ dữ liệu cá nhân và doanh nghiệp.

Một Số Thuật Ngữ Khác

Độ bão hòa (Saturation) – đây là thuật ngữ được sử dụng để mô tả lượng dữ liệu truyền qua một interface/băng thông có sẵn. Tức là ổ cứng SATA có khả năng cho phép hiệu suất dữ liệu 600MB/s. Tuy nhiên, hầu hết các ổ cứng NAS chỉ có khoảng 180-280 MB/s do thiết kế cơ học hay bộ phận chuyển động của chúng. Vì vậy, độ bão hòa của SATA trên một ổ đĩa sẽ ít hơn nhiều ở mức 180-280 MB/s.

Platter (Đĩa cứng) – Đây là những đĩa quay bên trong vỏ HDD chứa tất cả dữ liệu. Ổ đĩa dung lượng lớn hơn sẽ có nhiều đĩa cứng hơn. Các kỹ thuật nén được sử dụng nội bộ thường sẽ cho phép nhiều không gian hơn, nhưng chỉ tối đa 1 điểm. Platter là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu suất và dung lượng lưu trữ của ổ cứng. Số lượng platter và mật độ dữ liệu trên mỗi platter cũng ảnh hưởng đến dung lượng lưu trữ của ổ cứng.

platter là gì
platter là gì

Tốc độ quay (Rotation Speed) của ổ cứng (hard disk drive – HDD) là số vòng quay trong một phút mà các đĩa từ của ổ cứng quay. Đây là một thông số quan trọng để đánh giá hiệu suất và tốc độ truy cập của ổ cứng. Và cần lưu ý, SSD sẽ không có khái niệm về tốc độ quay, vì SSD không có thành phần cơ học quay. Thay vào đó, SSD sử dụng bộ nhớ flash để lưu trữ dữ liệu và có thời gian truy cập gần như ngay lập tức.

nên chọn ổ cứng HDD hay SSD cho NAS
ổ cứng ssd 2.5 inch danh cho NAS

Ổ cứng SSD 2.5 inch

Ổ cứng SSD M.2

Chọn mua ổ cứng dành cho NAS doanh nghiệp

Nếu bạn đang tìm giải pháp giải quyết vấn đề lưu trữ dữ liệu cho doanh nghiệp và chọn mua ổ cứng NAS phù hợp, bạn có thể liên hệ với Công ty TNHH Eternal Asia Vietnam (EAVN) – nhà phân phối các thiết bị và giải pháp lưu trữ hàng đầu tại Việt Nam để được hỗ trợ kỹ thuật. 

Bên cạnh các thiết bị lưu trữ mạng NAS đến từ các Hãng nổi tiếng nhất hiện nay như Synology hay TerraMaster, EAVN cũng phân phối đa dạng các dòng ổ cứng dành cho NAS, đáp ứng nhiều nhu cầu lưu trữ khác nhau của doanh nghiệp. 

Liên hệ với chúng tôi qua hotline 028 3983 3399 hoặc các kênh hỗ trợ online để được tư vấn và báo giá sản phẩm.

Xem thêm: Những lý do nên mua NAS Synology ngay bây giờ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *