Ổ cứng SSD là gì? Có bao nhiêu loại? Cách chọn SSD phù hợp

Ổ cứng SSD đang ngày càng trở nên phổ biến hơn, thậm chí có xu hướng thay thế HDD trong tương lai bởi tốc độ truyền cực nhanh. Cùng EAVN tìm hiểu ổ cứng SSD là gì? Có bao nhiêu loại SSD? Và cách chọn ổ cứng SSD cho máy tính, PC, Server và một số thiết bị khác.

ổ cứng ssd là gì

SSD là gì?

SSD (viết tắt của Solid-State Drive) còn được gọi là ổ cứng thể rắn (hoặc lưu trữ thể rắn) là một loại thiết bị lưu trữ được sử dụng trong nhiều loại máy tính đa dạng. Phổ biến như PC, laptop, hệ thống Server, NAS/DAS và nhiều ứng dụng công nghiệp khác. Những năm gần đây, SSD đóng góp rất nhiều cho sự phát triển của các công nghệ tiên tiến trên thế giới như trí tuệ nhân tạo (AI), automotive, smartcity, cũng như một số lĩnh vực hàng không và vũ trụ.

Một số đặc điểm của ổ cứng SSD

Về hiệu suất

Ổ cứng SSD ra đời để thay thế cho ổ đĩa cứng truyền thống (HDD) trong máy tính. Điều này đồng nghĩ với việc nó sẽ thực hiện các chức năng cơ bản giống như HDD. Tuy nhiên, ổ cứng SSD có tốc độ nhanh hơn đáng kể. Khi sử dụng SDD, hệ điều hành của thiết bị sẽ khởi động nhanh hơn, các chương trình được tải nhanh hơn và các tập tin cũng được lưu nhanh hơn.

Về cấu tạo

Ổ cứng HDD bao gồm một đĩa quay có đầu đọc/ghi trên một cầu nối cơ khí gọi là bộ truyền động. Một ổ cứng đọc và ghi dữ liệu từ tính. Tuy nhiên, từ tính có thể dẫn đến sự cố cơ học. 

Khác với HDD, ổ cứng SSD không có bộ phận chuyển động nào để phá vỡ, hoặc quay lên quay xuống. Hai thành phần chính trong SSD là bộ điều khiển flash và chip nhớ flash NAND. Cấu hình này được tối ưu hóa để mang lại hiệu suất đọc/ghi cao cho các yêu cầu dữ liệu tuần tự và ngẫu nhiên.

cấu tạo ổ cứng hdd

Cấu tạo ổ cứng HDD
Gồm nhiều thành phần cơ khí, trong đó bao gồm đĩa quay. Khi khởi động cũng như thực hiện đọc/ghi dữ liệu, đĩa quay sẽ quay, tạo ra tiếng ồn và độ rung nhất định. 

cấu tạo ổ cứng ssd

Cấu tạo ổ cứng SSD
Được tạo ra bởi bộ điều khiển flash và các chip nhớ flash. Không có thành phần cơ khí, vì thế không tạo âm thanh và rung khi đọc/ghi dữ liệu.

Về ứng dụng

Tương tự như HDD, SSD có thể sử dụng ở bất cứ thiết bị nào cần gắn ổ cứng. Sau đây là một số ứng dụng phổ biến của ổ cứng SSD.

Thiết bị tiêu dùng

Chúng ta thường gặp ở các sản phẩm tiêu dùng như PC, laptop, máy chơi game, máy ảnh kỹ thuật số, máy nghe nhạc kỹ thuật số, smartphone, máy tính bảng và ổ USB. Chúng cũng được kết hợp với card đồ họa, nhưng thường sẽ đắt hơn so với ổ cứng truyền thống.

SSD cũng được thiết kế như ổ cứng ngoài (ổ cứng di động), cho phép người dùng dễ dàng lưu trữ dữ liệu và thuận tiện di chuyển. Người dùng có thể cắm nó vào nhiều loại thiết bị khác nhau để chép và chuyển dữ liệu nhanh chóng.

Doanh nghiệp: Server và Data Center

Các doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng nhanh chóng về đầu vào/đầu ra (I/O) cao hơn đã thúc đẩy sự phát triển và áp dụng SSD. Vì SSD có độ trễ thấp hơn HDD nên chúng có thể xử lý hiệu quả cả khối lượng công việc đọc nặng và khối lượng công việc ngẫu nhiên. Độ trễ thấp hơn đó bắt nguồn từ khả năng đọc data trực tiếp và tức thì của ổ SSD flash.

Máy chủ, laptop, máy tính để bàn hiệu suất cao hoặc bất kỳ ứng dụng nào cần cung cấp thông tin theo thời gian thực đều được hỗ trợ tốt bởi ổ SSD.

Điều này khiến cho SSD doanh nghiệp trở thành giải pháp giảm tải các lần đọc từ database có nhiều giao dịch. Chúng cũng có thể giúp giảm bớt các cơn bão khởi động (boot storms) bằng PC ảo hoặc bên trong mảng lưu trữ (array storage) để lưu trữ cục bộ dữ liệu được sử dụng thường xuyên bằng cách sử dụng lưu trữ đám mây kết hợp.

Synology SSD SAT5200

Ổ cứng SSD dành cho NAS và Server doanh nghiệp

Công nghiệp và các lĩnh vực khác 

Một số thương hiệu chuyên về SSD như Exascend hay Samsung đã giới thiệu các dòng SSD chuyên dụng cho công nghiệp đa lĩnh vực. Trong đó nổi bật như công nghiệp sản xuất ô tô (Automotive) thông minh hiện rất phát triển ở nhiều nước trên thế giới. Các dòng SSD công nghiệp này đặc trưng bởi khả năng chịu nhiệt rộng (trung bình từ -40°C đến trên 70°C), độ trễ thấp, hoạt động ổn định 24/7, được tích hợp các tính năng bảo vệ và phục hồi dữ liệu nâng cao, v.v.

Các lĩnh vực khác cần sử dụng bộ lưu trữ cũng là nơi để SSD phát huy tác dụng của nó. Nổi bật phải kể đến như hàng không và vũ trụ, trí tuệ nhân tạo (AI), thành phố thông minh (smartcity), y tế, điện toán biên và nhiều lĩnh vực khác.

SSD hoạt động như thế nào?

Ổ cứng SSD đọc và ghi dữ liệu vào các chip nhớ flash được gắn vào một bảng mạch silicon. Mỗi chip flash có mức dung lượng nhất định. Mỗi ổ cứng SSD sẽ dựa vào số lượng chip flash để quyết định dung lượng lưu trữ của nó.

Đọc và ghi dữ liệu

Ổ cứng SSD đọc và ghi dữ liệu vào chip nhớ flash. Những con chip này sử dụng bóng bán dẫn cổng trôi (floating gate transistor – FGT) để giữ điện tích. Nó cho phép SSD lưu dữ liệu ngay cả khi không kết nối với nguồn điện. Mỗi FGT chứa 1 bit dữ liệu, được chỉ định “1” cho ô tích điện hoặc “0” cho ô không tích điện.

Mọi khối dữ liệu đều có thể truy cập được với tốc độ nhất quán. Tuy nhiên, SSD chỉ có thể ghi vào các khối trống. Và mặc dù SSD có các công cụ để giải quyết vấn đề này nhưng hiệu suất vẫn có thể bị chậm lại theo thời gian.

Các loại bộ nhớ dùng trong SSD

SSD sử dụng ba loại bộ nhớ cơ bản: Ô (cell) đơn, đa cấp và tam cấp. Song song đó, những năm gần đây, công nghệ flash NAND 3D cũng là một trong những xu hướng dẫn đầu trong lưu trữ thể rắn.

Ô đơn cấp (SLC)

Có thể chứa 1 bit dữ liệu tại một thời điểm – một hoặc không. Các ô đơn cấp (SLC) là dạng SSD đắt nhất, nhưng nhanh nhất và bền nhất.

Ô đa cấp (MLC)

Có thể chứa 2 bit dữ liệu trên mỗi ô và có dung lượng lưu trữ lớn hơn trong cùng một dung lượng vật lý như SLC. Tuy nhiên, MLC có tốc độ ghi chậm hơn.

Ô tam cấp (TLC)

Có thể chứa 3 bit dữ liệu trong một cell. Mặc dù TLC rẻ hơn, nhưng chúng có tốc độ ghi chậm hơn và kém bền hơn các loại bộ nhớ khác. SSD dựa trên TLC cung cấp nhiều dung lượng flash hơn và rẻ hơn MLC hoặc SLC. Tuy nhiên, nó có khả năng bị hỏng bit cao hơn do có 8 trạng thái trong cell.

Ô tứ cấp (QLC) – Công nghệ flash NAND 3D

Có thể chứa 4 bit dữ liệu trong một cell. QLC là loại rẻ nhất. Tuy nhiên, QLC, đặc biệt là NAND 3D QLC vẫn nhanh hơn nhiều so với HDD cũ. 

Nếu bạn có ý định sử dụng SSD QLC, hãy chọn loại flash NAND 3D. Nó có thể giải quyết những vấn đề về độ tin cậy và độ bền. Ngay cả một số cây SSD QLC độ bền thấp (khoảng 1000 lần ghi), nó vẫn đủ để đáp ứng cho người dùng bình thường. Giá rẻ, nhanh và vừa đủ cho các tác vụ thông thường, nó sẽ là lựa chọn tốt cho sinh viên cần chạy đồ án hay nhân viên văn phòng.

các loại bộ nhớ SSD

Các tính năng chính của SSD

Dựa trên thiết kế và mục đích phát triển ban đầu, SSD có một số tính năng đặc trưng. Đầu tiên, nó không có bất cứ bộ phận nào chuyển động nên ít gặp rục rặc cơ khí như HDD. SSD cũng yên tĩnh hơn và tiêu thụ ít điện năng hơn. Và vì SSD có trọng lượng nhẹ hơn HDD, thế nên nó thực sự phù hợp cho laptop và các thiết bị điện toán di động.

Ngoài ra, phần mềm điều khiển SSD bao gồm các phân tích dự đoán có thể cảnh báo người dùng trước về lỗi ổ cứng có thể xảy ra. Bởi vì bộ nhớ flash có thể điều chỉnh được nên các nhà cung cấp flash array có thể điều khiển dung lượng lưu trữ khả dụng bằng cách sử dụng các kỹ thuật giảm thiểu dữ liệu.

ổ cứng ssd acer sa100 dành cho pc và laptop

Ưu và nhược điểm của ổ cứng SSD

Cùng tìm hiểu một số ưu và nhược điểm của ổ cứng SSD, đặc biệt là khi so sánh với ổ cứng HDD truyền thống. 

Ưu điểm 

Tốc độ đọc/ghi nhanh hơn: SSD có thể truy cập các tập tin lớn một cách nhanh chóng.


Thời gian khởi động nhanh hơn và hiệu suất tốt hơn: Vì SSD không cần đĩa quay như HDD nên nó phản ứng với các request nhanh hơn, mang lại trải nghiệm mượt mà hơn.


Bền hơn: SSD có khả năng chống sốc và có thể xử lý nhiệt tốt hơn HDD vì chúng không có bộ phận chuyển động.


Tiết kiệm năng lượng hơn: SSD cần ít năng lượng hơn để hoạt động so với HDD do thiếu các bộ phận cơ khí chuyển động.


Yên tĩnh hơn: SSD tạo ra ít tiếng ồn hơn vì không có bộ phận chuyển động hoặc quay.


Kích thước và định dạng: Nhìn chung ổ cứng SSD đều có kích thước nhỏ gọn hơn ổ cứng HDD. Ngoài ra, nó có nhiều định dạng hơn để tương thích với đa dạng thiết bị.

Nhược điểm 

Đắt hơn: Ổ cứng SSD thường đắt hơn nhiều so với ổ cứng HDD. Nếu bạn muốn triển khai một dự án lưu trữ lớn cho doanh nghiệp với nguồn kinh phí tối ưu, SSD có thể không phải là lựa chọn hợp lý.


Tuổi thọ: Tuổi thọ SSD có thể sẽ hạn chế hơn HDD, nhưng còn tùy vào công nghệ sản xuất của nó. Ví dụ: một số ổ SSD sử dụng chip nhớ flash NAND chỉ ghi được ở số lần bị giới hạn, thường ít hơn so với HDD.


Hiệu suất: Những hạn chế về chu kỳ ghi có thể khiến cho SSD bị giảm hiệu suất theo thời gian.


Phục hồi dữ liệu: Quá trình này có thể tốn kém vì dữ liệu trên các chip bị hỏng có thể không phục hồi lại được. Vì thế, bạn nên chọn SSD từ những thương hiệu có cung cấp dịch vụ phục hồi dữ liệu nâng cao như Exascend, Samsung, v.v để tránh rủi ro không mong muốn.

SSD NAND và SSD NOR là gì?

Được biết đến như các loại bộ nhớ điện tĩnh của SSD, NANDNOR khác nhau ở loại cổng logic mà chúng sử dụng. Các thiết bị NAND sử dụng quyền truy cập nối tiếp 8-pin vào dữ liệu. Trong khi đó, bộ nhớ flash NOR được sử dụng phổ biến trên điện thoại di động, hỗ trợ truy cập ngẫu nhiên 1 byte.

So với NAND, flash NOR mang lại thời gian đọc nhanh hơn, nhưng nhìn chung là công nghệ bộ nhớ đắt tiền hơn. NOR ghi data theo khối lớn. Nghĩa là nó sẽ mất nhiều thời gian hơn để xóa và ghi dữ liệu mới. Khả năng truy cập ngẫu nhiên của NOR được sử dụng để thực thi mã. Trong khi đó, flash NAND được dùng để lưu trữ.

Hầu hết smartphone đều hỗ trợ cả hai bộ nhớ flash này. Chúng sử dụng NOR để khởi động HĐH và chip NAND rời để mở rộng dung lượng lưu trữ của điện thoại.

SSD có bao nhiêu loại? Phân biệt các loại ổ cứng SSD

Hiện nay trên thị trường có nhiều loại ổ cứng SSD khác nhau, bao gồm các chuẩn định dạng SSD gắn trong và SSD gắn ngoài (di động). Riêng về SSD di động, có thể chúng ta sẽ không phân loại cụ thể vì chúng thường chỉ khác nhau về chuẩn kết nối, dung lượng, tốc độ đọc/ghi, v.v. Những yếu tố này bạn có thể tham khảo trên thông số sản phẩm khi mua. Bây giờ, hãy cùng đến với một số loại SSD gắn trong phổ biến trên thị trường hiện nay.

Phân loại SSD theo chuẩn giao thức (chuẩn kết nối) – Interface

Interface (giao diện hay chuẩn kết nối) của SSD cho chúng ta biết cách mà ổ cứng truyền dữ liệu với máy tính. Tương tự như USB, cáp sạc, cổng I/O của máy tính, màn hình hay các thiết bị thông dụng mà chúng ta thường gặp, interface gần như mang tính quyết định trong việc tốc độ truyền dữ liệu nhanh hay chậm.

1. SSD SATA và SSD SAS

Loại này là loại SSD cơ bản có hiệu suất thấp nhất. SSD cơ bản là một flash được kết nối thông qua SATA (Serial Advanced Technology Attachment) hoặc SAS (serial-attached SCSI). Nó cung cấp nhận thức đầu tiên về “SSD” với giá thành thấp, dễ tiếp cận và dễ sử dụng.

Đối với nhiều dòng PC, laptop hoặc một số thiết bị thông dụng khác, việc tăng tốc xử lý và hiệu suất thì chỉ cần dùng ổ cứng SSD SATA hoặc SSD SAS và đủ.

Lưu ý: ổ cứng SSD SATA có thể tồn tại ở chuẩn định dạng 2.5″ hoặc M.2. SATAchuẩn kết nối (interface), không phải chuẩn định dạng (form factor).

Ổ cứng Acer SA100 SATA-III 2.5″ có tốc độ đọc lên đến 560MB/s. Thích hợp cho các dòng laptop mỏng nhẹ.

2. SSD PCIe

PCIe (Peripheral Component Interconnect Express hay PCI Express) là một chuẩn bus tốc độ cao. Nó cũng là một interface bo mạch chủ phổ biến dành cho card đồ họa, âm thanh, ổ cứng SSD và nhiều thiết bị khác.

SSD PCIe thường cung cấp thông lượng lớn hơn, nhiều thao tác input/output hơn mỗi giây, nhưng ưu điểm của nó là độ trễ thấp đáng kể. 

Nhược điểm của SSD PCIe là hầu hết các dịch vụ đều yêu cầu trình điều khiển tùy chỉnh. Hơn thế nữa, nó có tính năng bảo vệ dữ liệu tích hợp khá hạn chế. Tất nhiên, một số nhà sản xuất SSD lớn đã tìm được cách khắc phục. Giá thành của nó có thể sẽ “nhỉnh” hơn một chút.

ổ cứng ssd pcie là gì

Xem thêm: So sánh sự khác nhau giữa PCIe 5.0 và PCIe 4.0

3. Flash DIMM

Các module SSD này giúp giảm độ trễ, tiến xa hơn so với flash PCIe bằng cách loại khả năng xung đột bus PCIe. Chúng yêu cầu trình điều khiển tùy chỉnh dành riêng cho flash DIMM, với những thay đổi cụ thể đối với hệ thống I/O chỉ đọc trên bo mạch chủ.

4. SSD NVMe

NVMe (non-volatile memory express) là một chuẩn kết nối được tạo ra để tăng tốc độ truyền dữ liệu trong các thiết bị lưu trữ thể rắn (SSD). SSD NVMe được sử dụng trong cả hệ thống doanh nghiệp và người dùng cá nhân.

Khi công nghệ SSD trở thành xu hướng trên thị trường lưu trữ, mọi người nhận ra rằng các interface trước đó – cụ thể là SATA và SAS đã không còn phù hợp trong môi trường trung tâm dữ liệu nữa. Đầu năm 2011, khái niệm NVMe xuất hiện với gần 100 công ty công nghệ tham gia phát triển.

Ổ cứng SSD NVMe được thiết kế để lưu trữ ổn định, mang lại hiệu suất cao và rất phù hợp cho các cài đặt đòi hỏi tính toán chuyên sâu, có yêu cầu cao. Nó thích hợp để build các dòng máy tính chuyên dụng như PC gaming, PC thiết kế đồ họa, PC lập trình, thiết bị NAS đồ họa (có hỗ trợ khe cắm SSD), cũng như một số thiết bị khác.

5. NVMe-oF

Giao thức NVMe over Fabrics (NVMe-oF) cho phép truyền dữ liệu giữa máy tính chủ và SSD mục tiêu. NVMe-oF truyền dữ liệu thông qua các phương thức như Ethernet, Fibre Channel hoặc InfiniBand.

6. Lưu trữ Hybrid DRAM-flash

Cấu hình RAM động (DRAM) này kết hợp DRAM flash và máy chủ. Các thiết bị lưu trữ flash Hybrid này giải quyết giới hạn mở rộng về mặt lý thuyết của DRAM và được sử dụng để tăng thông lượng giữa phần mềm ứng dụng và bộ lưu trữ.

Phân loại SSD theo chuẩn định dạng – Form factor

Form factor (chuẩn định dạng) là kích thước vật lý được tiêu chuẩn hóa cho ổ cứng SSD. Chuẩn định dạng cho chúng ta biết chiều dài, chiều rộng và độ dày vật lý. Nó không thể cho chúng ta biết rằng ổ SSD truyền dữ liệu nhanh hay chậm. Nó dùng để tham khảo tính tương thích vật lý bằng cách kiểm tra khe cắm. Tóm lại, chuẩn định dạng sẽ cho chúng ta biết ổ cứng SSD có cắm được vào máy của chúng ta hay không.

Sau đây là một số chuẩn định dạng thông dụng của SSD trên thị trường hiện nay. 

1. Chuẩn định dạng tiêu chuẩn dành cho doanh nghiệp và Data Center (EDSFF)

Một nhóm các nhà cung cấp đã phát triển bộ thông số kỹ thuật EDSFF. Các ổ cứng SSD EDSFF có chung giao thức vận hành, chuẩn kết nối (interface), đầu nối và cấu hình chân cắm.

2. SSD M.2

Trước đây được gọi là Hệ số dạng thế hệ tiếp theo (Next Generation Form Factor hoặc NGFF), SSD M.2 là ổ cứng gắn trong. Nó hỗ trợ nhiều interface khác nhau, có nhiều kích cỡ khác nhau, nhỏ hơn chuẩn định dạng SSD 2.5 inch và thường có thể tháo rời.

Kích thước module M.2

Ổ cứng SSD M.2 thường được sử dụng cho PC để bàn, laptop hoặc NAS (có hỗ trợ khe cắm), máy chơi game PlayStation, cũng như một số ứng dụng nhúng cấp công nghiệp và doanh nghiệp khác. Đây cũng là chuẩn định dạng phổ biến nhất trên thị trường. Khi kết hợp cùng chuẩn kết nối PCIe và NVMe, nó trở thành một sự lựa chọn gần như tuyệt đối khi build PC gaming.

các chuẩn định dạng ổ cứng ssd m2 thông dụng
Các Key của ổ cứng SSD M.2

“Key” của M.2 cho biết hình dạng đầu nối của nó. Tùy thuộc vào chuẩn kết nối mà port M.2 cung cấp mà nó được đánh dấu bằng những hệ số khác nhau. Mỗi một module M.2 sẽ có các hốc ở một số vị trí nhất định trên đầu nối (chỗ cắm vào mainboard). “Key” cho chúng ta biết cấu trúc này.

Các Key M.2 thông dụng trên thị trường hiện nay bao gồm: B, M, A, E, B+M và A+E. Khe cắm SSD và ổ cứng SSD M.2 phải hỗ trợ cùng một key thì mới tương thích được.

Key nào hỗ trợ truyền tín hiệu nào?
KeyHỗ trợ
Key BSATA
Key MPCIe ( x2 / x4 )
Key B+MSATA or PCIe *

*Tùy thuộc vào mỗi kết nối nội bộ

KeyHỗ trợ
Key APCIe (x2) và USB
Key EPCIe (x2) và USB
Key A+EPCIe (x2) và USB

3. SSD U.2/U.3

Chuẩn định dạng này có hai độ dày khác nhau: 7mm và 15mm. Đây là giao thức SSD được sử dụng rộng rãi, hỗ trợ nhiều chuẩn kết nối và thường được triển khai trong các Hệ thống lưu trữ lớn cấp doanh nghiệp và công nghiệp.

4. SSD 2.5″

SSD 2.5″ phổ biến có interface SATA. Thế nên chúng thường được phân loại vào nhóm ổ cứng SSD SATA 2.5″. Đây cũng là một chuẩn định dạng phổ biến trên thị trường, thường được giới thiệu cho các dòng laptop hoặc PC desktop. Nó có hình dạng tương tự như ổ HDD truyền thống, thế nên nó sẽ dễ sử dụng cho những ai đang muốn nâng cấp từ HDD lên SSD.

ổ cứng neo forza ssd 2.5"
ổ cứng ssd sata3 msata exascend si3

5. mSATA

Ổ cứng mSATA hay mini-SATA về cơ bản là phiên bản nhỏ hơn của SSD SATA kích thước đầy đủ. Nó sử dụng chuẩn định dạng nhỏ gọn như M.2 nhưng không thể thay thế cho nhau. Ổ SSD M.2 có thể hỗ trợ cả chuẩn kết nối SATA và PCIe. Trong khi đó, ổ SSD mSATA chỉ hỗ trợ SATA. Chuẩn định dạng này thường được thiết kế cho các hệ thống có khe cắm ổ cứng nhỏ, không gian bị hạn chế.

So sánh ổ cứng SSD SATA và SSD PCIe NVMe

Đây là hai dạng ổ cứng SSD được so sánh với nhau nhiều nhất – SATA và PCIe NVMe. 

Trước hết là về giá cả. Ổ cứng SSD SATA có giá “mềm” hơn so với SSD PCIe NVMe. Nó cũng phổ biến hơn với hiệu suất vừa đủ nhanh cho các loại PC và laptop thông thường.

Trong khi đó, PCIe là interface tiêu chuẩn của ổ cứng SSD NVMe, nhanh hơn ba đến mười lần so với SSD SATA. Hầu hết các ổ SSD M.2 cao cấp ra mắt trong thời gian gần đây đều hỗ trợ NVMe. (Tất nhiên, không phải tất cả SSD M.2 đều là NVMe, một số khác vẫn hỗ trợ SATA). 

Ổ NVMe PCIe nhanh hơn nhiều vì nó cung cấp nhiều băng thông hơn các mẫu SATA, giúp cải thiện hiệu suất trong các ứng dụng năng suất cao hơn. Nếu thực hiện các tác vụ năng như edit video, truyền tệp lớn, chơi các tựa game nặng hay một số nghiệp vụ cần máy tính phản hồi nhanh, vậy thì SSD PCIe NVMe sẽ là lựa chọn tốt hơn.

Cùng lấy ví dụ để có cái nhìn rõ hơn – Dòng ổ cứng SSD gaming thuộc Exascend Essential-X

 ổ cứng gaming ssd exascend essential-x nvme pcie ổ cứng gaming ssd exascend 2.5"
Chuẩn định dạngM.2 2280M.2 22802,5”
Chuẩn kết nốiPCIe NVMe Gen3 x4SATA-IIISATA-III
Loại flashTLC/QLC
Dung lượng256GB đến 1GB128GB đến 1TB128GB đến 4TB
Tốc độ truyền (tối đa)

Đọc tuần tự: 2000MB/s

Ghi tuần tự: 1600MB/s

Đọc tuần tự: 520MB/s

Ghi tuần tự: 460MB/s

Đọc tuần tự: 540MB/s

Ghi tuần tự: 490MB/s

Nhiệt độ hoạt động0–70°C
TBW tối đa520TB520TB2400TB
Khả năng tương thíchTương thích với Windows, Linux, macOS và hầu hết các hệ điều hành NAS.

Hy vọng sau bài viết này, bạn đã có cái nhìn cơ bản về ổ cứng SSD và các khái niệm liên quan để có thể chọn đúng SSD phù hợp với nhu cầu. Eternal Asia Vietnam là nhà phân phối ổ cứng SSD hàng đầu tại Việt Nam, bao gồm các thương hiệu dẫn đầu thị trường SSD như Samsung, Exascend, Acer, Neo Forza, v.v. Liên hệ với chúng tôi qua hotline 028 3983 3399 hoặc các kênh hỗ trợ online để được tư vấn và nhận báo giá SSD. 

2 bình luận về “Ổ cứng SSD là gì? Có bao nhiêu loại? Cách chọn SSD phù hợp

  1. Pingback: Samsung phát triển thẻ microSD đầu tiên đạt tốc độ đến 800MB/s trong ngành

  2. Pingback: Micron sẽ tăng giá SSD và DRAM lên 25%

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *